Phong Tục Tập Quán Khác

Điểm qua về văn hóa đặc sắc của dân tộc H’mông

dân tộc Hmong

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Dân tộc H’mông thuộc nhóm ngôn ngữ: H’mông – Dao. Người H’mông (từ Quí Châu – Vân Nam – Quảng Tây – Trung Quốc) di cư vào Việt Nam cách nay khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX. Người H’mông vào Việt Nam là do nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc H’mông), để giành quyền cai trị đất nước, làm người H’mông phải di cư đi khắp nơi.

Điểm qua về văn hóa đặc sắc của dân tộc H’mông

Ðặc điểm kinh tế

Nguồng sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch.

dân tộc Hmong

Ngoài ra còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông.

Tổ chức cộng đồng

Ðồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung.

Hôn nhân gia đình

Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Người Mông có tục “háy pù”, tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó bạn trai dắt tay bạn gái về làm vợ. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè…

Văn hóa

Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn.
Nhạc cụ của người Mông có nhiều loại khèn và đàn môi. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gọi bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.

Nhà cửa

Nhà có những đặc trưng riêng. Nhà thường ba gian không có chái.
Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới

Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt: khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mông thuộc loại bếp kín – bếp lò – một sản phẩm của phương Bắc.

Riêng nhà người Mông ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn La lại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người Thái Ðen. Nóc hình mai rùa nhưng không có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũng làm theo kiểu Thái. Duy có cách bố trí trong nhà còn giữ lại hình thức cổ truyền của người Mông.

Trang phục

Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Ðậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.

dân tộc Hmong
Trang phục nam Mông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp.

+ Trang phục nam

Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Ðầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Xem thêm: Dân tộc Nùng và những điều có thể bạn chưa biết!

+ Trang phục nữ

Người Mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ Mông còn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Mông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm Mông (Hóa, Xanh, Trắng, Ðen… ). Ðó là các loại váy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Mông. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Ðồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

Đánh giá bài viết
Avatar

trquochoang

About Author

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

nhập trạch
Khác Văn Khấn

Bài văn khấn cúng khấn nhập trạch nhà mới đúng cách

(Webtuvi.com) Web Tử Vi xin gửi tới các bạn bài văn khấn cúng nhập trạch nhà mới đúng cách để
Văn khấn ngày giỗ
Khác Văn Khấn

Hướng dẫn làm lễ và cách đọc bài văn khấn ngày cúng giỗ

Ở chủ đề tiếp theo, Web Tử Vi sẽ hướng dẫn các bạn làm lễ và cách đọc bài văn