Giải mã văn của dân tộc Lô Lô ít người nhất Việt Nam

Dân tộc Lô Lô ở huyện Đồng Văn hiện nay có 885 người, sống tập trung ở các xã, thị trấn như: Lũng Táo, Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn… Người dân sống dựa vào những nương ngô được trồng trên núi đá tai mèo chênh vênh, hiểm trở.
Dù thiếu thốn về vật chất nhưng người Lô Lô luôn sống trong không khí âm nhạc vui tươi, bên những cây khèn, nhị, hồ, thanh la và những điệu múa làm say đắm biết bao du khách thập phương gần xa.
Trong những ngày lễ, Tết, thanh niên nam nữ say sưa ngồi hát giao duyên bên những phiên chợ, chia sẻ yêu thương, trao nhau những ánh mắt ấm áp, để xua đi giá lạnh nơi miền đá.
Dân tộci Lô Lô quan niệm rằng, vạn vật đều có linh hồn được sinh ra là để chở che cho con người, họ rất yêu quý, trân trọng núi rừng, muôn thú. Lễ cưới diễn ra trang trọng, nhà trai mang đồ lễ gồm 1 con bò, 3 con lợn to, 5 con Gà trống thiến, 1 túi gạo, 1 chai rượu… đến nhà gái để cúng thông báo với tổ tiên.
Ngay ngoài cửa nhà gái đã chuẩn bị sẵn rượu ngô được rót vào những bát to để tỏ lòng yêu quý. Sau đó 2 bên sẽ hát Đối, lúc nhà trai ra về thì nhà gái quyến luyến đong đầy bằng những bát rượu ngô thơm nồng.
Giả mã văn hóa của dân tộc Lô Lô trong 16 dân tộc ít người nhất Việt Nam
Ðặc điểm kinh tế
Người Lô Lô thờ tổ tiên là chính. Nguồn sống chủ yếu dựa vào trồng ngô hoặc lúa nương.
Tổ chức cộng đồng
Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Ðứng đầu dòng họ là Thầu chú. Ông ta phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệ của dòng họ.
Hôn nhân gia đình
Hôn nhân theo tục Lô Lô là hôn nhân một vợ một chồng, cơ trú nhà chồng. Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên.
Tộc trưởng của mỗi họ laà người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa.
Văn hóa
Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ… Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ.
Chữ viết của người Lô Lô là chữ tượng hình, nhưng hiện nay không dùng nữa. Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.
Nhà cửa
Người Lô Lô thường lập làng ở lưng chừng núi, nhưng gần nguồn nước. Nhà cửa ở khá tập trung, mỗi làng từ 20 đến 25 nóc nhà. Người Lô Lô có 3 loại nhà khác nhau: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn.
Trang phục

Phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dáng áo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào. Có nhiều nhóm địa phương.
+ Trang phục nam
Nam giới Lô Lô thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm. Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm. Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ.
Xem thêm: Những nét đẹp văn hóa của dân tộc Pà Thẻn cần mẫn
+ Trang phục nữ
Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra còn có loại mũ khăn trang trí hoa văn theo lối ghép vải – một phong cách mỹ thuật khá điển hình của cư dân Tạng – Miến (mà Lô Lô là tộc biểu hiện khá tập trung và điển hình).
Các nhóm Lô Lô ăn mặc khác nhau. Xưa người Lô Lô phổ biến loại áo dài cổ vuông, tay dài, chui đầu (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng), hoặc loại áo ngắn thân cổ vuông, ống tay áo nối vào thân, có thể tháo ra. Cạnh đó còn có loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài cúc.
Nhóm Lô Lô trắng có áo dài lửng ống tay rộng, xẻ nách cao, theo kiểu đuôi tôm, cổ áo gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng; hoặc còn có loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín (hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thân váy được thêu, ghép hoa sặc sỡ. Bên ngoài còn có tấm choàng váy, hai mép và phía dưới được trang trí hoa văn. Có nhóm mặc quần, đi giày vải.