Khám phá tiềm năng của con người dưới góc nhìn Phật giáo

Tiềm năng của con người chưa được sử dụng hết?
Sau đó hai nhà tâm lý học tại Harvard là William James and Boris Sidis cũng đã bổ sung thông tin này. Hai nhà tâm lý học đã tiến hành các bài kiểm tra đối với nhiều đứa trẻ thiên tài với chỉ số IQ trên 200 và kết luận mỗi một con người đều có một nguồn năng lượng tiềm ẩn về cả tinh thần và thể chất.
James đã viết trong cuốn sách The Energies of Men: “Chúng ta mới chỉ sử dụng một phần nhỏ của sức mạnh tinh thần và thể chất, có thể đó chỉ là 10% so với khả năng tinh thần tiềm ẩn mà chúng ta có thể sử dụng”.
Giống như câu chuyện về nhà bác học Thomas Edison từng bị thầy đuổi học vì “thiểu năng trí tuệ”, nhưng người mẹ đã biến cậu thành thiên tài vĩ đại nhất thế kỷ.
Tuổi thơ của cậu vô cùng khó khăn khi các giáo viên coi Edison là đứa trẻ đần độn “không thể dạy dỗ được”; cha của ông thì cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bản thân ông cũng là đứa trẻ yếu ớt và hay đau ốm, đến mức người ta lo sợ rằng Edison sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành
![]() |
Tiềm năng của con người dưới góc nhìn Phật giáo
Hình ảnh Đức Phật từ một người bình dị nhưng đã hiểu rõ vận hành của vũ trụ, đưa ra những bài học giúp chúng sinh hiểu luân hồi và muốn loài người thoát khỏi vòng quay này cho thấy Ngài là nhân chứng sống cho tiềm năng vô cùng của con người.
Chính Ngài cũng chỉ ra rằng chánh pháp của mình không có một sự phân chia, kỳ thị về chủng tộc, màu da, về giai cấp cao thấp, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ. Ngài tiếp nhận tất cả tầng lớp trong xã hội từ tên cướp sát nhân như Angulimala cho đến gái giang hồ như Ambapali.
Tất cả họ cũng được Ngài cứu độ và dạy cho cách tự làm trong sạch chính mình, an lạc chính mình bằng chánh đạo.
Điều này cho thấy sự không có giới hạn của kiến thức, tiềm năng của người này so với người kia mà mặc định là ai ai cũng có khả năng như nhau, chỉ là chúng ta có cho phép chúng được khai mở hay không mà thôi.
Theo Ngài bất cứ ai cũng đều có khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là tất cả chúng ta đều có khả năng trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về nhân sinh.
![]() |
Phật dạy tự mình nương mình
Thực ra kẻ thù lớn nhất của mỗi người đó chính là chúng ta. Ta chính là kẻ đã hạn chế khả năng của mình bằng những suy nghĩ rằng tôi không thể, tôi không biết. Ta cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những đánh giá của người khác bảo rằng: Bạn không làm được đâu.
Thế nên, Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: Chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ làm sao nương được ở người khác, tự mình khéo tu tập mới đạt được nhiệm mầu. Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư.
Với Ngài đẳng cấp cao thấp, sang hèn là do hành động của mỗi người, mỗi chúng sinh chịu trách nhiệm về hành động của chính mình chứ không có giai cấp nào làm nên được.