Kinh nghiệm xem ngày cưới hỏi hợp phong thủy nhất

Các cụ từ xưa đã quan niệm “lấy vợ coi tuổi đàn bà, xây nhà coi tuổi đàn ông”. Nên việc xem ngày cưới hỏi sẽ dựa trên các yếu tố : năm sinh, ngày hoàng đạo của cô dâu.
Bài viết này Web Tử Vi sẽ phân tích chi tiết cho các bạn những yếu tố cơ bản để tìm ra ngày kết hôn theo tuổi chính xác nhất. Là sự tham khảo cho việc chọn ngày của cặp đôi.
Chúng ta cùng tìm hiểu kinh nghiệm để xem ngày cưới chính xác nhất
Tuổi của cô dâu tại năm muốn tổ chức đám cưới
Tức là tuổi Kim Lâu của cô dâu. Những năm mà cô dâu ở trong tuổi Kim Lâu thì việc kị nhất chính là kết hôn và thường sẽ được tránh tối đa ( trừ những trường hợp bắt buộc phải lấy )
Vì sao lại như vậy? Điều này có lẽ thuộc vào những điều tâm linh hoặc sự tính toán từ thời rất lâu của Việt Nam ta.
Có thể hiểu đơn giản là người phụ nữ nếu kết hôn vào năm phạm tuổi Kim Lâu thì cuộc sống sau này sẽ rất vất vả, mọi thứ không được suôn sẻ, đời sống vợ chồng sẽ toàn nước mắt…
Việc xem ngày cưới sẽ tính theo lịch âm, và trong 12 tháng của 1 năm, ngày kết thúc Kim Lâu của cô dâu sẽ rơi vào tầm từ ngày 15/12 âm lịch trở ra. Người ta gọi đó là ngày Đông Chí.
Và những trường hợp mà dù là đang trong năm Kim Lâu nhưng cô dâu vẫn phải lấy thì các thầy bói sẽ tìm các ngày sau ngày đông chí này. Việc này cũng chứng tỏ chuyện kiêng cưới năm Kim Lâu nó thực sự quan trọng.
Quan điểm ngày cưới của hai miền
Mỗi vùng miền có suy nghĩ và cách tính toán tìm ngày cưới khác nhau. Nhưng hiện nay thường được chia thành hai quan điểm, của người miền Bắc và miền Nam.
- Người miền Bắc: tránh tổ chức đám cưới vào những ngày đầu hoặc cuối tháng âm lịch.
- Người miền Nam: thì tránh ngày mùng 1, ngày rằm trong tháng, hoặc ngày Phật đản sẽ không tổ chức cưới hỏi. Vì đám cưới là tiệc mặn, mà người dân trong đó những ngày kể trên thường họ sẽ ăn chay.
Thực ra những quan niệm trên đều là dựa trên những cách sinh hoạt theo số đông của cộng đồng, nên các cặp đôi thường muốn tránh để khách mời đến bữa tiệc sẽ thoải mái và đông đủ. Giống như việc thường sẽ tổ chức tiệc cưới vào những ngày cuối tuần, vì những ngày đó khách mời sẽ được nghỉ và đi tham dự được.
Tránh năm Hung niên của cô dâu và chú rể
Năm hung niên được coi là năm xung với tuổi của chú rể và cô dâu. Nên việc tổ chức cưới hỏi và làm những việc quan trọng cũng kiêng những năm tuổi này.
Với cô dâu
Tuổi cô dâu | Năm hung niên |
Tý | Mão |
Sửu | Dần |
Dần | Sửu |
Mão | Tý |
Thìn | Hợi |
Tỵ | Tuất |
Ngọ | Dậu |
Mùi | Thân |
Thân | Mùi |
Dậu | Ngọ |
Tuất | Tỵ |
Hợi | Thìn |
Với chú rể
Tuổi cô dâu | Năm hung niên |
Tý | Mùi |
Sửu | Thân |
Dần | Dậu |
Mão | Tuất |
Thìn | Hợi |
Tỵ | Tý |
Ngọ | Sửu |
Mùi | Dần |
Thân | Mão |
Dậu | Thìn |
Tuất | Tỵ |
Hợi | Ngọ |
Ví dụ theo bảng tuổi hung của nam và nữ ở trên, thì chú rể tuổi Tý sẽ kiêng cưới năm Mùi; hoặc cô dâu tuổi Sửu kiêng cưới năm Dần.
Ngày tháng hợp tuổi với cô dâu
Sau khi biết được những năm cần tránh chuyện cưới xin, thì ta sẽ tìm ra được những năm nào là đẹp để tổ chức. Vậy thì sau đó sẽ là chọn ngày tháng, việc này cũng sẽ có bảng tính theo tuổi rất chi tiết.
Trong đó, những từ ngữ cần hiểu như sau :
“ Tháng đại lợi “ : Tháng rất đẹp và tốt lành để chọn tổ chức cưới hỏi.
“ Phòng tiểu lợi mai nhân” : là tháng không được tốt lắm, và kiêng gặp mai mối ( tức là những cặp đôi quen nhau qua mai mối thì không cưới tháng này ).
“ Phòng ông cô “ : lúc đón dâu, cô dâu tránh gặp mặt bố mẹ chồng.
“ Phòng phụ mẫu “ :lúc đón dâu, cô dâu tránh mặt bố mẹ cô dâu.
“ Phòng phu chủ “ : lúc đón dâu, cô dâu tránh mặt người đàn ông.
“ Phòng nữ thân “ : lúc đón dâu, cô dâu tránh mặt phụ nữ.
Đọc thì có vẻ khó hiểu, mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể :
Cô dâu tuổi Mùi, thì năm đẹp là Thân, tháng đại lợi là tháng 11. Nếu ví dụ phải cưới tháng 8, thì việc cần tránh là không giáp mặt bố mẹ chồng vào lúc đón dâu. Sau lễ đón dâu xong thì gặp mặt bình thường.
Các tuổi khác cũng xem tương tự theo bảng phân tích trên.
Chọn ngày giờ Hoàng đạo
Đây là mấu chốt chính trong việc xem ngày cưới cho các cặp đôi. Thực ra nếu là những người coi trọng tâm linh, thì bất cứ khi làm việc gì quan trọng trong ngày họ đều sẽ xem xem ngày và giờ hôm đó là Hoàng đạo hay Hắc đạo. Vậy Hoàng đạo và Hắc đạo nghĩa là gì?
Theo thiên văn cổ đại, Hoàng đạo tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời. Trên mỗi chặng đường đi của Mặt trời, sẽ có 12 vị thần hộ mệnh đi theo người. Các vị thần cũng có vị thiện vị ác, mỗi vị thần được Mặt trời giao phó cho một nhiệm vụ quan trọng. Vì thế trong 12 giờ có 12 vị thần sát luân phiên làm nhiệm vụ được giao phó, mỗi vị đảm nhận một ngày tháng trong năm. Đường đi các vị thần thiện được gọi là Hoàng đạo, còn vị thần ác gọi là Hắc đạo.
Ngày và giờ Hoàng đạo
Dựa theo truyển thuyết trên, ngày và giờ Hoàng đạo chính là thời điểm mà vị thần thiện đi làm nhiệm vụ. Vào ngày đó sẽ được tập trung tối đa sức mạnh của mỗi vị thần thiện, và người ta coi rằng nếu làm những việc quan trọng vào ngày đó thì sẽ được các vị sao soi sáng, vận may mắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đây cũng là lí do vì sao việc kết hôn và chọn ngày lại quan trọng nhất ở chuyện chọn giờ và ngày Hoàng đạo theo tuổi của cô dâu.
Ngày và giờ Hắc đạo
Các vị thần thiện phát huy sức mạnh vào ngày của mình là ngày hoàng đạo. Vậy còn những vị thần ác khi đi thực hiện nhiệm vụ và cũng tỏa ra tất cả sức mạnh tối đa nhất của bản thân chính là ngày Hắc đạo. Sẽ chẳng ai ngăn chặn được những điều xấu xảy ra khi vào ngày này.
Đó cũng là lí do vì sao từ xưa đến nay, mọi người luôn kiêng những ngày Hắc đạo này để tránh làm những việc quan trọng. Vì chẳng ai mong muốn mọi khởi đầu hoặc việc mình cố gắng lại có kết quả xấu cả.
Xem thêm: Có cách nào để hóa giải xung khắc vợ chồng?
Trong các quyển lịch để bàn, hoặc treo tường, trong lịch điện thoại bây giờ đều có ghi rõ ngày, giờ Hoàng đạo, Hắc đạo của từng ngày. Rất đơn giản và thuận tiện cho các bạn tìm được những ngày giờ tốt để làm việc quan trọng.
Trên đây là những note quan trọng nhất trong việc chọn ngày và thời gian cưới tốt nhất cho các cặp đôi. Hi vọng chúng sẽ hữu ích và giúp các bạn cũng như gia đình có thể chọn được cho mình ngày phù hợp và chính xác nhất.