Phong Tục Tập Quán Thư Viện

Những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Xtiêng

Dân tộc Xtieng

Dân tộc Xtiêng là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng đất Đông Nam Bộ. Dân số hiện nay khoảng 91.000 người, sinh sống ở ba tỉnh là Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Trong đó, Bình Phước là địa phương có dân số đông nhất, khoảng 89.000 người.

Hiện nay người Xtiêng Việt Nam hầu hết sử dụng họ Điểu (đối với nam giới) và họ Thị (đối với nữ giới) ở Bình Phước, họ K (ở Đồng Nai) để đăng ký hộ tịch và giải quyết các vấn đề trong quan hệ hành chính. Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề Họ và Dòng họ của người Xtiêng cấu trúc khá đa dạng, được hình thành lâu đời, mang đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng trường sơn nam tây nguyên, ghi dấu các yếu tố lịch sử xã hội qua các thời kỳ.

Cho đến nay, trong văn hóa truyền thống, người Xtiêng vẫn giữ văn hóa Họ và dòng họ để ứng xử, giải quyết một số vấn đề của cộng đồng, phổ biến nhất là các nhóm Xtiêng sinh sống ở Bình Phước.

Điểm qua những nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Xtiêng

Ðặc điểm kinh tế của dân tộc Xtiêng

Nhóm Bù Ðéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M’Nông và người Mạ.

Dân tộc Xtieng

Tổ chức cộng đồng

Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Ðiểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một ông già am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức…

Hôn nhân gia đình dân tộc Xtiêng

Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới cô dâu về nhà chồng.

Văn hóa

Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình.

Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được đồng bào ưa thích. Cuối mùa khô, đồng bào hay chơi thả diều.

Nhà cửa dân tộc Xtiêng

Tình hình nhà ở của người Xtiêng hiện nay hết sức phức tạp. Ví dụ: người Xtiêng ở Bù lơ sống trong nhà đất dài – gia đình lớn phụ hệ; Ơở Ðắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nhà đất ngắn – gia đình nhỏ; Ơở Bù Ðeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài (chịu ảnh hưởng nhà người Khơ me) – gia đình lớn mẫu hệ.
Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất (xưa) đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo).

Nếu căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng quả là rất cổ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp. Mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ.

Xem thêm: Tìm hiểu về dân tộc Thổ cùng nét văn hóa mới lạ

Trang phục

Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn.

Dân tộc Xtieng

Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân

Đánh giá bài viết
Avatar

trquochoang

About Author

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

nhập trạch
Thư Viện Văn Khấn

Top 3 Văn khấn cúng khấn nhập trạch nhà mới đúng cách

Web Tử Vi xin gửi tới các bạn bài văn khấn cúng nhập trạch nhà mới đúng cách để các
Văn khấn ngày giỗ
Thư Viện Văn Khấn

Hướng dẫn làm lễ và cách đọc bài văn khấn ngày cúng giỗ

Ở chủ đề tiếp theo, Web Tử Vi sẽ hướng dẫn các bạn làm lễ và cách đọc bài văn