Tìm hiểu về lễ Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam: Khác nhau như thế nào?

Theo Web Tử Vi được biết với mỗi một phương, tết 3 miền bắc trung nam mỗi vùng miền đều tận hưởng Tết theo một nét riêng.
Nếu bạn có tìm hiểu về Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam trên tivi, điện thoại, nhưng chưa hiểu tường tận Tết giữa 3 miền có điểm gì nhau, thì bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ.
Lễ tết của 3 miền Bắc Trung Nam có những gì khác nhau
1. Cây chưng ngày tết
Nếu bạn đã có dịp ghé thăm các tỉnh, thành phố lớn phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,… vào dịp tết, chắc hẳn sẽ phải “ngợp” trong sắc hồng thắm của hoa đào. Mang ý nghĩa tương tự với hoa mai trong miền Nam, cả hoa đào và hoa mai đều tạo nên không khí mùa xuân tươi vui, đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, sắc vàng tươi sáng của hoa mai còn là biểu tượng cho sự thành đạt và tài lộc.
Bên cạnh, hoa mai và hoa đào, thì hai miền Bắc – Nam còn rất thích chưng cây quất – cây tắc. Đối với miền Nam, người ta thường gọi là cây tắc, tuy nhiên ở miền Bắc cũng là loại cây này nhưng tên gọi có phần được biến đổi xíu.
Vậy còn miền Trung thì khác gì? Miền Trung là nơi giao thoa văn hoa giữa 2 miền Bắc – Nam, chính vì thế, cây chưng tết của miền này có thể là mai vàng hoặc đào thắm. Thêm vào đó, người dân còn chọn đa dạng các loại cây cảnh với đủ màu sắc, hương thơm để trưng bày trong nhà trong dịp Tết.
2. Mâm ngũ quả ngày Tết
Đối với miền Bắc, mâm ngũ quả cúng Tết vô cùng ý nghĩa, tượng trưng cho ngũ hành (thuỷ, thổ, kim, hoả, mộc). Như chuối xanh là hành mộc, hành thổ là quả phật thủ, những quả như cam, quýt là hành hoả, quả có màu trắng là hành kim và quả màu đen là hành thuỷ. Như vậy, mâm ngũ quả của miền Bắc phải đầy đủ 5 loại quả có trong ngũ hành để đem lại tài lộc, vận may cho năm mới.
Khác với miền Bắc, miền Nam có phần đơn giản hơn, thường được ghép thành câu có ý nghĩa như mãng, dừa, đu đủ, xoài có thể đọc lái thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc.
Khác hẳn mâm quả Tết của 2 miền Bắc – Nam, miền Trung thường thì có gì cúng nấy, chủ yếu thành tâm dâng kính tới tổ tiên. Những trái cây họ dâng kính thường là những loại quả ngọt không có vị đắng, chát để cầu cho năm mới tươi vui, thuận lợi.
3. Mâm cỗ Tết của tết 3 miền Bắc Trung Nam
Người miền Bắc chú trọng vào việc chế biến mâm cỗ Tết nên nếu bạn được một dịp ghé thăm miền Bắc thì chắn hẳn phải sửng sốt, lạ mắt với sự đa dạng, phong phú và tỉ mỉ của món ăn. Một mâm cơm dịp đầu xuân năm mới phổ biến không thể thiếu các món như: Canh măng, dưa hành, bánh chưng, thịt gà, giò thủ và thịt đông,…
Không thua kém gì miền Bắc, tết ở các miền Nam – Trung, các món ăn cũng trù phú không hề kém cạnh.
Mâm cỗ miền Trung thường là bánh tét, miến nấu, các món cuốn, xào, dưa muối, nem chua… Với miền Nam, những món như chả nem, khổ qua dồn thịt, thịt kho tàu, bánh tét,… là những món ăn vô cùng quen thuộc vào dịp Tết.
4. Nghi lễ truyền thống
Nghi lễ truyền thống Tết của miền Nam và miền Bắc khá giống nhau thường có những nghi lễ như chiều 23 đưa ông Táo về trời, ngày 30 làm mâm cơm cúng tổ tiên, sau đó đến ngày mùng 3 tháng Giêng thì làm lễ “đưa ông bà”. Ba ngày tết là những ngày vui chơi, không được nói điều xui xẻo, không vui vào đầu năm mới.
Đối với miền Trung, khoảng từ 20 tháng Chạp Âm lịch bắt đầu dọn dẹp, đón tổ tiên, ông bà về sum họp gia đình. 30 tháng Chạp được xem là ngày đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, ở miền Trung cũng có tục “xông đất “như người Bắc vào sáng mồng một.
Xem thêm: Phong tục tập quán đặc sắc của văn hóa 3 miền Bắc Trung Nam
5. Những điều kiêng kị vào ngày Tết
Theo quan niệm của người Việt, những ngày Tết được xem là ngày đầu năm mới vì vậy những lời nói, hành động, việc làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến cả năm đó, vì vậy mỗi vùng miền sẽ có những điều kiêng kỵ khác nhau như
– Miền Bắc: Kiêng quét nhà vào ba ngày Tết, kiêng đổ rác, tránh nói giông (nói những câu xui xẻo), kiêng làm vỡ bát đĩa, xông nhà phải chọn người hợp tuổi,…
– Miền Nam: Phải về nhà trước Giao thừa, cất chổi sau khi quét dọn, kiêng để cối xay gạo trống vào ngày đầu năm,…
– Miền Trung: Kiêng các món chế biến từ tôm, kiêng trứng vịt lộn, thịt vịt,…
Cách bố trí phong thủy phòng ngủ vợ chồng sao cho đúng?
17/09/2021[…] Xem thêm: Tìm hiểu về lễ Tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam: Khác nhau như thế nào? […]