Trong phong thủy thiên can địa chi ngũ hành rất quan trọng và gắn liền với mỗi người.
Không chỉ có con người của trước đây mới dựa vào thiên can địa chi để xác định vận mệnh tính cách của một người mà điều này còn diễn ra cho tới ngày nay.
Vậy cách tính, bảng thiên can địa chi ngũ hành trong tử vi được xác định như thế nào ? bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Khái quát về thiên can địa chi
Thiên can địa chi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phong thủy. Đặc biệt can, chi còn phản ánh số mệnh của con người.
Ngày xưa, ngay lúc ban đầu con người đã dùng can chi để xác định các giai đoạn phát dục và sinh trưởng của cỏ cây. Đồng thời họ còn chia sự sinh trưởng của cỏ cây làm 2 phần âm và dương:
Phần dương là giai đoạn cỏ cây lên khỏi mặt cho đến lúc lụi tàn.
Phần âm là giai đoạn cỏ cây bám vào đất, từ đất mà chui ra, từ đất mà trưởng thành và cuối cùng là khi cỏ cây trở về với đất.
Còn trong sách “Ngũ hành đại nghĩa” có nói: can, chi là do Đại Sào phát hiện. Đại Sào đã “Lấy tình của ngũ hành để dùng Giáp, Ất, Bính … để đặt tên ngày và gọi đó là Thiên can. Dùng Tý, Sửu, Dần … để đặt tên tháng và gọi đó là Địa chi. Nếu trong cuộc sống có việc gì liên quan đến trời thì dùng ngày, liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác biệt nhau nên có tên là Thiên can địa chi”.
– Có mười thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Thiên Can là gì, ý nghĩa của 10 Thiên Can?
Thiên Can bao gồm 10 can âm dương khác nhau với 5 can âm và 5 can dương đó là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý, Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Được đặt ra từ thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế của Trung Hoa, mỗi Thiên Can có những ý nghĩa khác nhau đó là:
Ý nghĩa của Thiên Can âm
– Ất: thuộc Âm Mộc, là những loại cây nhỏ hiền hòa, mềm yếu, thường xuyên buồn phiền vì những việc của người khác, luôn đồng cảm với sự đau khổ của người khác.
– Đinh: thuộc Âm Hỏa, là đèn lửa, lò lửa. Người thuộc thiên can Đinh thường có sự cẩn trọng nhưng cũng đa nghi, tính tình hay thay đổi thất thường và dễ lộ khuyết điểm.
– Kỷ: thuộc Âm Thổ, là đất vườn ruộng, người thuộc Thiên Can này thường đa tài, có quy tắc nhưng lại có tính hướng nội và hay đa nghi.
– Tân: thuộc Âm Kim, là vàng cám, đá quý, thường là người có tính cách kiên cường, dám làm việc khó khăn và là người làm việc lớn nhưng rất bướng bỉnh.
– Quý: thuộc Âm Thủy, là mầm mống của nước, người mang Thiên Can này có tính cách chính trực, cần mẫn và dịu dàng của thủy.
Xem thêm: Đông Tứ Trạch hợp với nhưng tuổi nào?
Ý nghĩa của Thiên Can dương
– Giáp: thuộc Dương Mộc, là cây to đại ngàn, người có thiên can Giáp là người cương trực, cường tráng và có tinh thần trách nhiệm.
– Bính: thuộc Dương Hỏa, là anh cả của Hỏa, người có can Bính thường rất nhiệt tình, vui vẻ, luôn luôn tràn đầy năng lượng và thích xã giao.
– Mậu: thuộc Dương Thổ, là anh cả của Thổ, ám chỉ vùng đất màu mỡ, có thể cản nước lũ. Người thuộc can Mậu rất giỏi giao tiếp, trung thực và thật thà.
– Canh: thuộc Dương Kim, là kim loại vô cùng cứng rắn như đao kiếm, sắt thép. Người thuộc thiên can Canh là người dũng mãnh, giỏi làm kinh tế.
– Nhâm: thuộc Dương Thủy, là biển cả bao la rộng lớn. Người thuộc thiên can Nhâm là người bao dung, rộng lượng như biển cả và thích bảo vệ người khác.
Ngoài ra, theo Quần Thư Thảo Dị thì thì 10 thiên can còn có ý nghĩa như sau:
- Ất là kéo
- Giáp là mở
- Đinh là mạnh
- Bính là đột nhiên
- Mậu là rậm rạp
- Canh là chắc lại
- Kỷ là ghi nhớ
- Tân là mới
- Quý là đoán được, đo lường
- Nhâm là gánh vác

Cặp thiên can tương sinh với nhau
Trong 10 Thiên Can này sẽ có những cặp thiên can tương sinh với nhau, giúp đỡ cho nhau đó là:
– Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc, Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy
– Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Kỷ Thổ sinh Tân Kim, Tân Kim sinh Quý Thủy, Quý Thủy sinh Ất Mộc
– Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, Nhâm Thủy sinh Ất Mộc
– Ất Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Quý Thủy sinh Giáp Mộc
Cặp thiên can tương khắc với nhau
Những cặp thiên can tương khắc với nhau và không nên kết hợp với nhau vì sẽ dễ xảy ra xung đột với nhau đó là:
– Giáp >< Canh
– Ất >< Tân
– Nhâm >< Bính
– Quý >< Đinh
Địa chi là gì? Ý nghĩa của 12 địa chi
Địa Chi là thuật ngữ mô tả một vật trong tứ trụ có hình, có xung khắc, hại hợp với nhật nguyên với 12 địa chi tính (12 con giáp) được chia thành âm dương đó là:
- Địa chi dương: Tý, Ngọ, Dần, Tuất, Thìn Thân
- Địa chi âm: Sửu, Tỵ, Hợi, Mão, Mùi, Dậu
Ý nghĩa của 12 địa chi theo Quần Thư Thảo Dị và những được tính theo chu kỳ của mặt trăng:
- Ty: tu bổ nuôi dưỡng. Dương khí giúp vạn vật sinh sôi phát triển
- Sửu: kết lại, mang ý nghĩa các mầm non không ngừng lớn lên
- Dần: dẫn dắt, đổi dời. Mầm mới nhú đã trồi lên mặt đất.
- Mão: đội. Các vạn vật muốn sinh sôi nảy nở đều phải đội đất mà lên.
- Thìn: chấn động, mọi vật muốn lớn lên đều phải trải qua chấn động.
- Tị: bắt đầu. Mang ý nghĩa mọi sự vật đều có sự bắt đầu từ đây.
- Ngọ: bắt đầu tỏa ra. Mang ý nghĩa cành lá của vạn vật bắt đầu mọc.
- Mùi: ám muội. Mang ý nghĩa về sự bắt đầu của âm khí khiến cho vạn vật suy giảm.
- Thân: thân thể. Mang ý nghĩa về sự trưởng thành của vạn vật.
- Dậu: già. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều thành thục già dặn.
- Tuất: diệt. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều suy diệt.
- Hợi: hạt. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều được thu tàng thành hạt cứng.
Các địa chi tương sinh với nhau
Địa chi tam hợp:
– Hợi – Mão – Mùi
– Thân – Tý – Thìn
– Tỵ – Dậu – Sửu
– Dần – Ngọ – Tuất
Địa chi lục hợp:
– Dậu – Thìn
– Dần – Hợi
– Mão – Tuất
– Tý – Sửu
– Tỵ – Thân
– Ngọ – Mùi
Các địa chi tương khắc với nhau
Địa chi lục xung: Tý – Ngọ, Mão – Dậu, Tỵ – Hợi, Sửu – Mùi, Thìn – Tuất, Dần – Thân
Địa chi tứ hành xung:
– Dần – Thân – Tỵ – Hợi
– Tý – Ngọ – Mão – Dậu
– Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Cách tính thiên can địa chi chuẩn nhất
Cách tính thiên can theo năm: bạn chỉ việc lấy số cuối năm sinh của mình rồi so sánh với các thiên can dưới đây là sẽ ra được thiên can.

Cách tính địa chi theo năm: bạn lấy năm sinh chia cho 12 sẽ ra số dư, lấy số dư đó đối chiếu với bảng sau đây sẽ ra được địa chi:

Ví dụ cụ thể như sau: Năm 2022 có số cuối cùng là 2 => Thiên can Nhâm, lấy 2022/12 có số dư là 6 => Địa chi là Dần. Vậy kết luận năm 2022 là năm Nhâm Dần.
Xem thêm: Người Mệnh Thổ hợp và khắc những mệnh gì?
Phương vị của can chi trong ngũ hành
Phương vị của can, chi là do các nhà thiên văn học cổ xưa của Trung Quốc quan trắc sự vận động của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh trong bầu trời mà xác định nên.
Hai bên của dải hoàng đạo và xích đạo vòng quanh bầu trời một vòng được chia thành hai mươi tám quan tinh ( quan tinh tức là chia một số ngôi sao thành một tổ, mỗi tổ lại dùng tên của một sự vật nào đó trên quả đất để gọi, một tổ như thế được gọi là một quan tinh), lấy đó làm tiêu chí để quan trắc, thơng thường còn gọi là “ hai mươi tám tú”.
Người ta lại chia hai mươi tám tú thành bốn nhóm, mỗi nhóm có bảy tú ; người ta lại phối bốn phương Đông,Nam, Tây, Bắc với bốn loại động vật là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, gọi là “bốn tượng”, “bốn phương”.
- Giáp , Ất phương đông, mộc ;
- Bính, Đinh phương nam , hỏa ;
- Mậu, Kỷ ở giữa , thổ ;
- Canh, Tân phương tây, kim;
- Nhâm, Quý phương bắc, thủy.
- Phương của mười hai chi.
- Dần , Mão phương đông, mộc ;
- Tị, Ngọ phương nam, hỏa ;
- Thân, Dậu phương tây, kim ;
- Hợi Tí phương bắc, thuỷ;
- Thìn, Tuất , Sửu, Mùi ở giữa, là thổ của bốn mùa.
Tàng chứa của thiên can địa chi ngũ hành
Trong dự đoán theo Tứ trụ cho dù can chi của mệnh cục hay can chi của đại vận, can của tuế vận hoặc chi của tuế vận hoặc lưu niên đều là một chỉnh thể hữu cơ, tức giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Đó là thiên can địa chi, địa chi tàng chứa thiên can. Ví dụ Giáp hoặc Ất là can ngày của Tứ Trụ ( trong chương 4 sẽ nói chi tiết ) tức là cái mà ngũ hành làm chủ mệnh .
Lấy can ngày để xem qua các can chi khác mạnh hay yếu là rất quan trọng. Nếu địa chi có Dần, Mão trợ giúp, Hợi Tý tương sinh để chứa Giáp hoặc Ất thì có thể khiến cho bản thân sinh vượng ; rất kiêng gặp phải chứa Thân, Dậu vì như thế sẽ bị khắc tổn thương.
Ngược lại nếu trong mệnh đó có địa chi Dần hoặc Mão là rất quan trọng thì Giáp Ất hoặc Nhâm Quý chính là thiên can để chở che, khiến cho Dần hoặc Mão sinh vượng ; nếu gặp phải thiên can là Canh Tân che trùm thì sẽ bị khắc hại. Cho nên mối quan hệ được che trùm hay phải gánh vác có thể khiên cho một ngũ hành nào đó mạnh lên hoặc yếu đi.
Thứ hai là các thiên can và địa chi cùng loại ngũ hành thì liên quan gốc rễ với nhau. Thiên can thông gốc ở địa chi: giáp có trong dần, khí gốc của giáp mộc là rễ sẽ được sinh phù, như thế gốc của thiên can sẽ bền chặt.
Khi giáp mộc gặp chi mão, vì trong mão có tàng ẩn cùng loại ất mộc, cho nên sức bền chặt của gốc kém hơn giáp mộc trong dần. Địa chi nếu gặp xung khắc thì gốc của thiên can dễ bị nhổ bật. Ngược lại, khi địa chi được sự trợ giúp ngầm của thiên can, nếu thiên can gặp sinh phù thì địa chi được sự hỗ trợ ngầm nên càng mạnh. Nếu thiên can bị xung khắc thì địa chi nhận được sự giúp ngầm suy yếu.
Mối quan hệ che chở đối với sự cân bằng chung của Tứ trụ có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy người mới học không được coi nhẹ điều cơ bản này.
Mùa vượng của năm khí thiên can địa chi ngũ hành
Sự bắt đầu và kết thúc của vạn vật trong vũ trụ cũng tức là quá trình “ lần lượt chuyển đổi vật này thành vật khác” của năm khí. Cho nên mỗi khí đều có các thời kỳ : sinh, thịnh, suy, tử. Thời kỳ thịnh tức là thời kỳ “nắm lệnh” .
Lấy can chi làm biểu tượng thì đó là :
- giáp , ất, dần, mão mộc vượng ở mùa xuân ;
- bính , đinh, tỵ, ngọ hỏa vượng ở mùa hạ ;
- canh , tân, thân, dậu, kim vượng ở mùa thu ;
- nhâm , quý , hợi, tý, thủy vượng ở mùa đông;
- mậu , kỷ, thìn, tuất, sửu, mùi vượng ở bốn mùa.
Bảng mùa vượng và phương vị của các can chi ngũ hành

Trên đây là những giải đáp về thiên can địa chi ngũ hành cũng như cách tính, phương vị trong thiên can địa chi. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thiên can địa chi trong ngũ hành.
Xem thêm: Đã bao giờ bạn tự hỏi tam hợp tứ hành xung là gì không?
Cảm ơn các bạn đã theo dõi Web Tử Vi.