Tổng hợp lễ cất nóc nhà và cách chuẩn bị lễ cúng

Việc tổ chức nghi lễ cúng cất nóc nhà là điều mà tất cả người Việt chúng ta sẽ thực hiện. Nghi lễ này bày tỏ mong muốn tốt đẹp của người dân Việt Nam về một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi, đủ đầy, cầu cho gia đình luôn được yên ấm.
Lần đầu thực hiện lễ cúng không tránh khỏi các thắc mắc. Thế nên, bài viết hôm nay của Web Tử Vi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc mà các bạn sẽ gặp phải khi cúng cất nóc nhà.
Lễ cất nóc là gì?
Lễ cất nóc nhà là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà).
Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái. Lễ cất nóc nhà nhiều người nghĩ đó là truyền thống của người Hoa nhưng thật ra đó là truyền thống của người Âu Mỹ
Ý nghĩa lễ cất nóc nhà là gì?
Tại sao khi xây dựng một công trình nhà ở thì gia chủ hoặc chủ đầu tư phải làm lễ cất nóc? Ý nghĩa của lễ cất nóc là gì?
Lễ cất nóc có ý nghĩa giống như lễ khởi công xây dựng, lễ nhập trạch (lễ về nhà mới) là cầu mong những điều may mắn thuận lợi đến với gia chủ và công trình. Theo phong tục của người Việt “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Lễ cất nóc còn là nghi thức thông báo cho các vị thần, thổ công, thổ địa về công việc xây dựng. Đồng thời gia chủ cũng cầu mong vị thần, tổ tiên phù hộ may mắn và nhiều sức khỏe cho thành viên sống trong ngôi nhà.
Đối với công trình xây dựng quy mô lớn (chủ yếu là dự án chung cư) thì lễ cất nóc dự án còn mang những ý nghĩa khác. Đó là:
- Công trình được tiến hành thuận lợi, an toàn
- Thể hiện cẩn thận, chu đáo của chủ đầu tư và nhà thầu thi công
- Xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu
- Là một trong số yếu tố khách hàng đặt niềm tin nha chủ đầu tư và nhà thầu thi công
Cất nóc nhà có phải cúng không?
Cất nóc nhà có phải cúng không? Ai là người cúng cất nóc? Thời gian và địa điểm thực hiện như thế nào?
- Cất nóc nhà có cúng lễ
- Người cúng nóc nhà là người khởi công xây dựng đầu tiên công trình (thường là chủ nhà, chủ thầu). Trong trường hợp không phải là gia chủ thì là người có năm tuổi đẹp làm nhà
- Ngày, giờ cúng cất nóc nên xem xét kỹ lưỡng và chọn thời gian đẹp (hợp với tuổi, mệnh gia chủ). Tránh ngày, giờ xung khắc như: ngày sát chủ, thụ tử, nguyệt kị….
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì?
Mâm cúng lễ đầy đủ thể hiện thành ý của gia chủ tới các vị thần và gia tiên. Các lễ vật bạn cần chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc nhà gồm có:
- 1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc
- 1 đĩa xôi hoặc có thể thay bằng bánh chưng
- Một số món mặn khác: chè, đồ xào, canh
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- 1 chén nước
- 5 chén rượu
- 5 chén trà
- 1 bao thuốc lá
- 5 chiếc oản
- 1 đĩa trầu cau
- 1 đĩa trái cây (3 hoặc 5 quả)
- 9 bông hoa
- Tiền vàng
- Quần áo quan thần
Đây là đồ lễ cho một mâm cúng cất nóc dự án đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc bớt lễ vật tùy theo điều kiện cho phép.
Xem thêm: Hướng dẫn và văn khấn cúng khai trương cửa hàng chuẩn nhất
Văn khấn cúng cất nóc nhà
Bài văn khấn cúng cất nóc nhà dưới đây lễ cất nóc mái tôn, mái ngói, mái bằng và mọi công trình xây dựng nhà ở khác:
Nếu bạn không có kinh nghiệm làm lễ cất nóc thì bạn nên mời thầy phong thủy địa lý. Web Tử Vi hi vọng thông tin chia sẻ trên giải đáp thắc mắc cất nóc nhà là gì và các công việc chuẩn bị, thực hiện quan trọng.