Vì đâu có Tam hợp, Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại giữa các tuổi với nhau?

- 1. Tam hợp Tứ hành xung – Những bộ tuổi hợp, xung
- 2. Tam Hợp là gì?
- 3. Tứ Hành Xung là gì?
- 4. Lục Hợp là gì?
- 5. Lục Hại là gì?
- 6. Hình hại là gì?
Tại sao khi xem tuổi vợ chồng, xem tình duyên hay chuyện hợp tác làm ăn… người ta lại nhắc tới các quan hệ như Tam hợp Tứ hành xung, Lục hợp hay Lục hại…?
1. Tam hợp Tứ hành xung – Những bộ tuổi hợp, xung
![]() |
12 Địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trong đó, quan hệ Tam hợp, Lục hợp (Nhị hợp) là cát lành, gặp hung hóa cát, mọi việc thuận lợi. Còn các quan hệ Tứ hành xung, tương xung, hình hại, tự hình là mệnh cục trắc trở. Vì thế mà từ xa xưa, con người đã ứng dụng điều này cho những chuyện quan trọng như cưới gả, hợp tác làm ăn, xem tuổi xây nhà cửa…
Dưới đây là chi tiết Bảng tra quan hệ Hợp, Xung, Hình, Hại chi tiết của 12 Địa chi.
BẢNG HỢP, XUNG, HÌNH, HẠI CỦA CÁC ĐỊA CHI
Địa chi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tị | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Tý | Hợp | Hình | Tam hợp | Xung | Hại | Tam hợp | ||||||
Sửu | Hợp | Tam hợp | Hại | Hình Xung |
Tam hợp | Hình | ||||||
Dần | Hình Hại |
Tam hợp | Hình Xung |
Tam hợp | Hợp | |||||||
Mão | Hình | Hại | Tam hợp | Xung | Hợp | Tam hợp | ||||||
Thìn | Tam hợp | Hại | Hình | Tam hợp | Hợp | xung | ||||||
Tị | Tam hợp | Hình Hại |
Hợp Hình |
Tam hợp | Xung | |||||||
Ngọ | Xung | Hại | tam hợp | Hình | Hợp | Tam hợp | ||||||
Mùi | Hại | Hình Xung |
Tam hợp | Hợp | Hình | Tam hợp | ||||||
Thân | Tam hợp | Hình Xung |
Tam hợp | Hợp Hình |
Hại | |||||||
Dậu | Tam hợp | Xung | Hợp | Tam hợp | Hình | Hại | ||||||
Tuất | Hình | Tam hợp | Hợp | Xung | Tam hợp | Hình | Hại | |||||
Hợi | Hợp | Tam hợp | Xung | Tam hợp | Hại |
Xem giải thích các khái niệm Tam hợp Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại, Hình hại ngay dưới đây.
2. Tam Hợp là gì?
Giải thích theo nghĩa đen: “Tam” là “ba”, “Hợp” là hợp nhau. Hiểu đơn giản nhất, Tam Hợp là bộ 3 con giáp hợp nhau, có tính cách tương đồng, liên quan đến trong trong vòng tròn Can Chi.
Suy rộng ra, Tam hợp được xem là một dạng “Minh hợp”, tức là sự hòa hợp được thể hiện rất rõ ràng, quang minh chính đại.
Những người nằm trong mối quan hệ này thường có tính cách tương đồng hoặc chung sống với nhau rất hòa hợp, có cùng chung lý tưởng và giúp đỡ nhau tiến tới thành công. Mối quan hệ giữa họ thường phát triển thành bạn bè thâm giao hoặc tình yêu đôi lứa.
![]() |
Các bộ tam hợp trong 12 địa chi gồm:
STT | Loại Tam Hợp | Con Giáp | Hướng di chuyển |
1 | Tam hợp Hỏa cục | Dần, Ngọ, Tuất | Khởi từ Dần Mộc, tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ |
2 | Tam hơp Mộc cục | Hợi, Mão, Mùi |
Khởi từ Hợi Thủy, tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ. |
3 | Tam hợp Thủy cục | Thân, Tý, Thìn | Khởi từ Thân Kim, tiến tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ. |
4 | Tam hợp Kim cục | Tị, Dậu, Sửu | Khởi từ Tị Hỏa, tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ |
2.1 Nhóm Tam hợp Thân Tý Thìn: Kiên trì tranh đấu
Cụ thể như sau: Tý thông minh, nhanh nhẹn nhưng đôi khi không đủ tự tin để đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, điều này đòi hỏi phải có sự dũng cảm, quyết đoán của Thìn. Tuy nhiên đôi khi Thìn thiếu sáng tạo, cần đến đôi mắt tinh tế của Thân và Tý. Thân lại được tiếp thêm sức mạnh bởi sự nhiệt tình, năng động của Thìn và sự sáng suốt của Tý.
2.2 Nhóm Tam hợp Tị Dậu Sửu: Trí thức, học thức uyên thâm
Cụ thể như sau: Sửu trung thực, thật thà, có trách nhiệm nhưng cần đến sự nhanh nhẹn của Tỵ và Dậu. Ngược lại, tính tình bộc trực, khó kiềm chế cảm xúc của Dậu sẽ được khắc phục bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Sửu.
2.3 Nhóm Tam hợp Dần Ngọ Tuất: Độc lập, cá tính
Cụ thể như sau: Ngọ giàu tình cảm, có nhiều ý tưởng phong phú, sáng tạo và cần đến khởi động quyết đoán, mạnh mẽ của Dần hoặc sự tỉnh táo, sáng suốt của Tuất để giải quyết công việc. Tính tình nóng nảy của Dần sẽ được làm dịu đi bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Tuấn.
2.4 Nhóm Tam hợp Hợi Mão Mùi: Ngoại giao lịch thiệp
Cụ thể như sau: Hợi chăm chỉ, cần cù nhưng cần đến sự tinh tế, nhanh nhẹn của Mão để thành công. Ngược lại Mùi và Mão đều phải học tập đức tính cần cù này của Hợi.
Chi tiết về Tam hợp là gì, cách để thúc đẩy các mối quan hệ này sao cho tốt đẹp hơn, mời bạn xem tại:
3. Tứ Hành Xung là gì?
Trong số 12 con giáp, có 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau, mỗi nhóm gồm có 4 con giáp như sau:
- Nhóm 1 gồm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu
- Nhóm 2 gồm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
- Nhóm 3 gồm: Dần, Thân, Tị, Hợi
![]() |
Tuy nhiên, Tứ hành xung chỉ xung theo cặp, tức trong cùng 1 nhóm thì không phải tất cả các tuổi đều xung khắc với nhau.
Quy ước 12 địa chi và ngũ hành tương ứng như sau:
- Hành Kim: Thân, Dậu
- Hành Mộc: Dần, Mão
- Hành Thủy: Tý, Hợi
- Hành Hỏa: Tị, Ngọ
- Hành Thổ: Sửu, Mùi, Thìn, Tuất
Căn cứ vào ngũ hành, có thể thấy các cặp Địa chi xung nhau như sau:
- Tý Ngọ xung nhau vì Dương Thủy của Tý khắc Dương Hỏa của Ngọ.
- Sửu Mùi xung nhau vì Mùi Thổ đới Kim khắc Sửu Thổ đới Mộc.
- Dần Thân xung nhau vì Dương Kim của Thân khắc Dương Mộc của Dần.
- Mão Dậu xung nhau vì Âm Kim của Dậu khắc Âm Mộc của Mão.
- Thìn Tuất xung nhau Tuất Thổ đới Thủy khắc Thìn Thổ đới Hỏa.
- Tị Hợi xung nhau vì Âm Thủy của Hợi khắc Âm Hỏa của Tị.
STT | Nhóm xung khắc (Tứ hành xung) | Cặp xung khắc (Lục xung) |
1 | Tý – Ngọ – Mão – Dậu | Tý – Ngọ; Mão – Dậu |
2 | Thìn – Tuất – Sửu – Mùi | Thìn – Tuất; Sửu – Mùi |
3 | Dần – Thân – Tị – Hợi | Dần – Thân; Tị – Hợi |
– Hết sức lưu ý:
– Cách hóa giải Tứ hành xung thế nào cho hiệu quả?
- Chọn thêm 1 người cùng hợp tác làm ăn (Tương tự cách sinh con để hóa giải xung khắc vợ chồng phía trên)
- Đeo vật phẩm phong thủy để tăng cường độ hài hòa trong các mối quan hệ.
4. Lục Hợp là gì?
![]() |
- Tý Sửu hợp nhau vì Dương Thủy của Tý sinh Âm Mộc của Sửu (Thổ đới Mộc) và ngược lại.
- Dần Hợi hợp nhau vì Âm Thủy của Hợi sinh Dương Mộc của Dần và ngược lại.
- Mão Tuất hợp nhau vì Dương Thủy của Tuất (Thổ đới Thủy) sinh Âm Mộc của Mão và ngược lại.
- Thìn Dậu hợp nhau là vì Dương Hỏa của Thìn (Thổ đới Hỏa) sinh Âm Kim của Dậu và ngược lại.
- Tị Thân hợp nhau vì Âm Hỏa của Tị sinh Dương Kim của Thân và ngược lại.
- Ngọ Mùi hợp nhau vì Dương Hỏa của Ngọ sinh Dương Kim của Mùi (Thổ đới Kim) và ngược lại.
Để biết cách tính các cặp con giáp Lục Hợp và mối quan hệ giữa các cặp tương hợp, xem bài viết sau:
5. Lục Hại là gì?
![]() |
Lục hại hay 12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây:
(1) Tý – Mùi
(2) Sửu – Ngọ
(3) Dần – Tị
(4) Mão – Thìn
(5) Thân – Hợi
(6) Dậu – Tuất
- Tý Mùi hại nhau; vì Sửu sinh Tý, Mùi khắc Sửu, vậy Mùi hại Tý; và ngược lại Ngọ sinh Mùi, Tý khắc Ngọ, vậy Tý hại Mùi.
- Ngọ Sửu hại nhau; vì Tý sinh Sửu, Ngọ khắc Tý, vậy Ngọ hại Sửu; và ngược lại Mùi sinh Ngọ, Sửu khắc Mùi, vậy Sửu hại Ngọ.
- Dậu Tuất hại nhau; vì Mão sinh Tuất, Dậu khắc Mão, vậy Dậu hại Tuất; và ngược lại Thìn sinh Dậu, Tuất khắc Thìn, vậy Tuất hại Dậu.
- Thìn Mão hại nhau; vì Tuất sinh Mão, Thìn khắc Tuất, vậy Thìn hại Mão; và ngược lại Dậu sinh Thìn, Mão khắc Dậu, vậy Mão hại Thìn.
- Thân Hợi hại nhau; vì Dần sinh Hợi, Thân khắc Dần, vậy Thân hại Hợi; và ngược lại Tị sinh Thân, Hợi khắc Tị vậy Hợi hại Thân.
- Tị Dần hại nhau; vì Hợi sinh Dần, Tị khắc Hợi, vậy Tị hại Dần; và ngược lại Thân sinh Tị, Dần khắc Thân, vậy Dần hại Tị.
Để hiểu chi tiết về Lục hại, xem bài viết dưới đây:
6. Hình hại là gì?
Quan hệ Hình hại hay Tương hình trong 12 địa chi gồm 3 loại, gọi là Tam hình: Hỗ hình, Bằng hình và Tự hình
6.1 Hỗ hình (Tý Mão):
Phàm Tý hình Mão, Mão hình Tý đều gọi là hỗ hình, tức là hai bên hình đối chọi lại nhau. Lại cũng gọi là Vô lễ hình, vì Tý thủy với Mão mộc tương sinh như mẹ với con, nhưng hình nhau cho nên nói là vô lễ.
Tý hình Mão ứng điềm dâm loạn trong nhà, trên dưới bất thuận. Mão hình Tý gọi là bỏ sáng vào tối, vì Mão là giờ ban ngày nay hình lại Tý là giờ ban đêm, đường thủy chẳng thông, con cái chẳng khỏe.
6.2 Bằng hình: gồm 2 nhóm
+ Dần Tị Thân: Dần Tị Thân đều thuộc Tứ mạnh, Sửu Tuất Mùi đều thuộc Tứ quý là hình trong một dạng ngang bằng nhau.
Phàm Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần đều gọi là Vô ân hình, cha con tổn hại nhau.
Nói cha con vì Dần là chỗ sinh ra Tị hỏa mà Dần lại hình Tị, tức như cha hình con. Tị là chỗ sinh ra Thân kim, mà Tị lại hình Thân. Thân là chỗ sinh ra Thủy để dưỡng Dần mộc mà Thân lại hình Dần. Sinh ra ở đây tức Trường sinh vậy.
- Dần hình Tị: Sự cử động có hiểm trở, tai ương, quan họa, sự việc ở lúc trước phát sinh, nó hình mình thì mình đấu đối lại.
- Tị hình Thân: :Lớn nhỏ chẳng thuận nhau, nó hình mà mình giải, lấy ân nghĩa đáp lại cừu thù.
- Thân hình Dần: Người cùng quỷ thần hại nhau, trai gái chống chế nhau, nó hình động.
+ Sửu Mùi Tuất
Phàm Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu đều gọi là: Thị thế hình, tức là cậy thế lực mà hình hại lấy nhau, lại cũng gọi là bằng hình, anh em lấy sức lực làm tổn hại nhau.
- Sửu hình Tuất ứng về quan tai, hình cấm, hạng tôn quý làm tổn hại bọn ti tiện, có sự nhiễu loạn chẳng minh chính.
- Tuất hình Mùi: Ti hạ lăng mạ tôn trưởng, thê tài hung, cử sự bại.
- Mùi hình Sửu là điềm mặc áo tang, lớn nhỏ bất hòa.
6.3 Tự hình
Các loại tự hình: Thìn Thìn, Ngọ Ngọ, Dậu Dậu, Hợi Hợi
Phàm Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi đều gọi là tự hình, như mình cầm dao tự làm thương tổn lấy mình.
Tin bài cùng chuyên mục: